Sau khi đã nắm rõ quy trình chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch, các bạn nên quan tâm và chú ý đến quy trình chăm sóc mai vàng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Cụ thể là vào tháng 8 đây là giai đoạn cây mai vàng bắt đầu phát triển nụ và hình thành nên cây hoa mai vàng lý tưởng cho dịp tết sắp đến. Sau đây là quy trình chăm sóc mai vàng vào tháng 8 âm lịch, các bạn có thể tham khảo để áp dụng lên chính cây mai nhà mình nhé!
Cách chăm cây hoa mai vàng vào tháng 8 âm lịch
Thời gian tháng 8 thường có mùa mưa kéo, giai đoạn này được xem là thời kì cây mai vàng phát triển nụ.
Do đó công việc trồng và chăm sóc mai vàng trong giai đoạn này các bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Nếu trồng cây mai vàng ngoài trời, thì nên có mái che hoặc lưới dệt kim đài loan để giảm bớt lượng nước mưa rớt xuống cây mai. Mục đích của việc làm này là để tránh làm ứ đọng nước trong chậu, tránh ngập nước và thối rễ cây.
- Nên sử dụng tấm phủ gốc cây mai để chống cỏ mọc, ngăn các côn trùng trong đất tấn công và bảo vệ xung quanh gốc mai vàng được sạch sẽ, thẩm mĩ hơn
- Ngoài ra, cũng cần dùng bóng đèn để kích thích quá trình quang hợp cho cây.
- Nhện đỏ sẽ thường tấn công mai khi gặp tiết nhiều ẩm, đồng thời các loại nấm và sâu bệnh cũng sẽ phát triển, vì vậy các bạn cần kiểm tra thường xuyên để có thể phòng bệnh hiệu quả, tránh làm giảm năng suất của cây mai.
Lưu ý: Nếu trồng mai trong chậu nhựa, thì giai đoạn tháng 8 các bạn nên tập trung vào việc chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh cho cây.
Cách phòng trừ bệnh cho cây mai vàng vào tháng 8 âm lịch
Việc phòng trừ sâu bệnh hại luôn gắn liền với việc chăm sóc cây hoa mai vàng. Sau đây là những loại sâu, bệnh thường gặp trên cây mai vào tháng 8 mà các bạn cần phòng tránh như sau:
Nhện đỏ trên cây hoa mai
Nhện thường rất nhỏ và khó phát hiện nếu không quan sát kỹ thì cả nhện trưởng thành và nhện non đều sẽ bu bám trên bề mặt của lá mai vàng, cạp ăn biểu bì và chích hút dịch của lá cây mai vàng.
Để phòng trị nhện đỏ trên cây mai thì có thể làm như sau:
- Tuyệt đối không nên trồng hoặc đặt các chậu mai vàng gần nhau, nên tạo độ thông thoáng cho vườn mai.
- Thường xuyên quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.
- Khi có quá nhiều nhện đỏ trên cây thì hãy sử dụng các lọai thuốc sau để phun xịt: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; …Nên sử dùng luân phiên thuốc để tránh nhện đỏ bị kháng thuốc.
Tổng hợp những nơi bán mai giống siêu bông bình lợi giá rẻ nhất
Bọ trĩ trên cây hoa mai
Bù lạch thường phát triển ở giai đoạn khi cây ra đọt non thì con trưởng thành sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên các đọt lá non, trứng sau vài ngày sẽ nở ra bọ trĩ non. Con trưởng thành và con ấu trùng đều hút nhựa của lá non, tạo ra các vết trắng nhỏ li ti. Các lá mai vàng bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát triển không được bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên, lá mái trở nên thô cứng.
Để phòng trị bọ trĩ thì có thể dùng những biện pháp sau:
- Sử dụng loại máy bơm có áp suất mạnh, xịt thẳng tia nước vào những chỗ bỏ trị ở để rửa trôi bớt chúng.
- Nếu số lượng bọ trĩ quá nhiều có thể dùng một vài loại thuốc trừ sâu như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; …
Bệnh nấm hồng trên cây hoa mai vàng
Ban đầu bệnh xuất hiện sẽ chỉ là một đốm nhỏ, sau đó lan dần ra rồi phủ kín hết một đoạn cành, làm cho lá mai bị rụng, cành mai bị chết khô dần. Khi vết bệnh bao quanh kín hết một đoạn cành thì các lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần.
Để phòng trị nấm hồng trên cây mai có thể sử dụng các biện pháp như sau:
- Thường xuyên kiểm tra vườn mai vàng để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
- Khi phát hiện bệnh có thể sử dụng các lọai thuốc như sau: COC 85WP; Vidoc 30WP ; Vidoc 80BTN;…
Bên trên là các chia sẻ của chúng để chăm sóc cây mai vàng vào tháng 8 âm lịch để các bạn cùng tham khảo và có những bước chuẩn bị tốt nhất cho mùa vụ sắp đến, mong rằng sẽ mang đến những kinh nghiệm hữu ích các bạn con trong quá trình trồng mai tết năm này.