Để chuẩn bị cho ngày tết đang cận kề, liệu các bạn đã biết cách chăm sóc cây mai vàng vào tháng 6 âm lịch hay chưa? Nhiều bà con trồng và chăm cây mai vàng dù đã có kinh nghiệm nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như cây mai nở sớm hoặc muộn không đúng ý. Đó là do bà con vẫn chưa hiểu rõ cách chăm sóc mai qua mỗi tháng, đặc biệt là tháng 6 âm lịch. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình chăm sóc mai vàng vào tháng 6 âm lịch để bà con hiểu rõ hơn nhé.

Cách chăm sóc cây mai vàng vào tháng 6 âm lịch
Đối với những ai trồng mai vàng để làm cảnh thì đây là thời gian thích hợp nhất để tạo hình, uốn nắn cây.
Bên cạnh đó, nếu đang sử dụng phân vô cơ thì hãy dừng lại và giảm lượng đạm bón cho cây mai để chồi nhanh phát triển tạo thành nụ hoa. Đồng thời nếu các bạn muốn nụ càng khỏe, phát triển tốt thì nên bón thêm phân hữu cơ trộn với phân lân vi sinh.
Đặc biệt, nên sử dụng phân bón NPK 30-10-10 để cung cấp thêm dưỡng chất và giúp cây mai vàng phát triển tốt nhất.
Vào tháng 6 âm lịch cũng là thời gian để sâu bệnh gây hại phát triển mạnh. Nên các bạn phải thường xuyên kiểm tra, phòng ngừa để có phương án kịp thời để tránh làm hư hại đến cây, phí tổn công sức chăm sóc mai vàng bao lâu nay.

Tham khảo thêm:
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc mai siêu bông sài gòn.
Tổng hợp nguồn mai vàng bán tết uy tín.
Phòng bệnh cho cây hoa mai vàng vào tháng 6 âm lịch
Bệnh cháy lá trên cây hoa mai vàng
Mai vàng bị cháy lá sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thời tiết, bón phân sai cách, nước tưới bị nhiễm mặn, phun thuốc sai cách, thiếu trung vi lượng và đặc biệt là do nấm Pestalotia funerea gây ra trên cây mai.
Biểu hiện bệnh: Rõ nét nhất là trên các lá mai già, phần chóp lá và mép lá sẽ bị cháy có màu nâu bạc rồi lan rộng ra hết tán lá. Phần bệnh sẽ dễ phân biệt với phần còn lại nhờ vào quầng sáng màu vàng bao quanh màu nâu bạc của vết bệnh.
Cách trị bệnh: Sử dụng Coc 85, Nano bạc đồng hoặc antracol 70WP để trị. Nếu dùng antracol thì nên pha 5 gram cho bình 2 lít, phun đều lên các mặt của lá mai đang bị cháy, chu kì 7 – 10 ngày/lần.
Bệnh đốm lá trên cây hoa mai vàng
Bệnh đốm lá trên cây hoa mai vàng nguyên nhân chủ yếu là do nấm Pestalozzia palmarum gây nên. Bệnh lây lan rất nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời làm cho cây bị giảm khả năng sinh trưởng, ra hoa.
Biểu hiện: Xuất hiện các chấm li ti màu bạc, có quầng màu vàng bao xung quanh. Chúng xuất hiện nhiều trên lá già với mật độ dày rồi lan sang các lá non và chồi non của cây.
Cách trị: Tốt nhất các bạn nên sử dụng hoạt chất gốc đồng như Copper OxyClorua hoặc Copper Oxychloride. Để dễ dàng và tiện lợi các bạn có thể dùng thuốc trừ bệnh coc 85 và pha 10 gram cho 8 lít nước, phun đều lên cây và lá mai đang bị đốm lá.

Bệnh nấm hồng trên cây hoa mai
Nguyên nhân gây bệnh nấm hồng trên cây mai là do nấm Corticium salmonicolor Berk & Br gây ra.
Nấm hồng thường sẽ tấn công lên các cây mai có tán lá rậm rạp, hoặc đất trồng ẩm ướt. Cũng có nguyên nhân khác là do sử dụng phân bón không hợp lý. Thực tế cho thấy cây mai vàng bị nấm hồng tấn sẽ bị còi cọc, chậm phát triển.
Nấm hồng phát triển mạnh trong mùa nắng và đầu mùa mưa. Những chỗ vỏ nứt nẻ sần sùi ở cành hay thân cây là nơi để nấm hồng phát triển tốt nhất.
Cách phòng trị bệnh nấm hồng trên cây mai
- Thường xuyên kiểm tra vườn mai vàng để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh nấm hồng kịp thời.
- Dùng biện pháp sinh học: Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun lên thân, cành, lá cây hoặc dùng Trichotec,…để đạt hiệu quả cao.
- Thường xuyên thu gom các cành đã bị bệnh đem tiêu hủy.
Trên đây là quy trình chăm sóc hoa mai vàng vào tháng 6 âm lịch chi tiết nhất góp phần giúp cây mai ra hoa vào đúng dịp ngày tết. Chúc bạn sẽ có được những chậu mai vàng nở hoa đúng tết này nhé.