Mai vàng (Ochna integerrima) là loài hoa đặc trưng của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Những bông mai với hoa vàng, lá xanh tươi mang đến cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Trong không khí Tết ấm cúng, những bông hoa mai vàng đua nhau tỏa sắc, tỏa hương thơm ngát. Tuy nhiên bạn nên biết rằng, để cây ra hoa đúng thời điểm không phải chuyện đơn giản. Cách trồng mai vàng và kỹ thuật chăm sóc ra sao? Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trên mạng hiện nay có rất nhiều website chia sẻ thông tin nhưng chưa đầy đủ, có sai sót. Trong bài viết hôm nay, vườn mai Hoàng Long sẽ tổng hợp lại chi tiết. Đây là những kinh nghiệm lâu năm của các chuyên gia mai vàng hàng đầu.

Đôi nét về cây mai vàng
Mai vàng là gì? Nguồn gốc cây mai vàng
Hoa mai vàng (Apricot Flowers – tên khoa học: Ochna Integerrima). Mai vàng còn có tên khác là Hoàng Mai. Đây là loại cây có màu sắc vàng đặc trưng, thường ra hoa vào đúng dịp tết. Một nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt Nam. Đa phần mọi người trồng mai vàng với mong muốn về một năm mới đầy hạnh phúc, tài lộc. Ngoài ra, vẻ đẹp của loài cây này cũng khiến không ít người mê mệt. Số tiền cho một cây mai vàng lâu năm, hình dạng đặc biệt có thể lên đến con số vài tỷ đồng.
Vào 3000 năm trước, câu mai vàng được bắt nguồn từ Trung Quốc. Với người Trung Quốc thì mai vàng chính là quốc hoa. Mặc dù ban đầu chỉ là cây hoa dại nhưng theo thời gian, mai vàng đã chứng tỏ được giá trị của mình. Chúng thích nghi khá tốt với các điều kiện khí hậu dù nóng hay lạnh. Vẻ đẹp của cây mai vàng có thể đong đếm ở nhiều khoản khác nhau. Mai cũng là loài cây có tuổi thọ khá cao. Nếu biết cách chăm sóc, chúng sẽ hoa triển mạnh mẽ và ra hoa đúng thời điểm.
Ý nghĩa hoa mai vàng trong ngày Tết
Như đã nói ở trên, nhiều gia đình chọn mai chưng Tết với ý nghĩa cầu mong phát tài, phát lộc và ấm no, hạnh phúc. Do đó, hình ảnh cây mai vàng nở đầu năm được xem là điều diệu kỳ. Nó lan toả thêm sự ấm no và giàu có, sung túc phú quý. Theo quan niệm dân gian, hoa mai vàng nở càng nhiều thì sẽ càng tài lộc, càng sung túc. Nếu mai vàng nở đúng 7 cánh thì đó chính là “đại cát đại lợi”.
Theo thời gian, cứ đến tết cổ truyền là người người nhà nhà dù tất bật cũng không thể nào quên việc sắm mai vàng. Có thể là chậu mai to, hoành tráng hay một nhành mai nhỏ đơn giản. Mục đích đơn giản là để dâng lên tổ tiên và trang trí cho ngôi nhà. Việc trưng bày cây mai hay đặt trong nhà với ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn từ lâu trong văn hóa người Á Đông.

Trước khi trồng mai cần chuẩn bị những gì?
1. Lựa chọn giống mai vàng phù hợp
Mai vàng có 2 loại chính: 1 là loại nở hoa 1 lần/năm vào dịp Tết. 2 là loại mai tứ quý nở hoa 4 lần/năm. Trước đây, hoa mai truyền thống chỉ có khoảng 5 – 10 cánh hoa. Tuy nhiên, ngày nay với các phương pháp lai tạo đã tạo ra hoa có trên 10 cánh. Hoa có thể nở ra kín cây trông rất đầy đặn, đẹp mắt. Đặc biệt hơn, còn có giống mai ra hoa màu trắng cánh mỏng rất thanh thoát và nhẹ nhàng.
Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng mà sẽ có những cách trồng mai vàng khác nhau. Có cách trồng mai vàng đòi hỏi phải người trồng mai phải sở hữu kỹ thuật cao (trồng theo cách ghép cành, uốn để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai). Có cách chỉ yêu cầu việc trồng giản dị trong đất để mai sống và ra hoa. Nhân giống mai vàng có thể bằng 2 phương pháp:
- Hữu tính (trồng bằng hạt, thường mất từ 5 – 6 năm mới có thể sử dụng).
- Vô tính (chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành, có thể sử dụng sau 2 – 3 năm).
2. Lựa thời điểm gieo trồng
Trước khi trồng mai, cần tìm hiểu thời điểm gieo thích hợp. Điều này sẽ giúp cây của bạn phát triển tốt nhất. Cây mai sinh trưởng mạnh trong môi trường có khí hậu nóng ẩm. Thời gian trồng mai tốt nhất sẽ thường trong khoảng thời gian cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Đây là thời điểm mà cây rụng lá và ở trong giai đoạn ngủ. Khi bắt đầu bước vào mùa mưa, mai sẽ bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
Nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng từ 25 độ C – 30 độ C. Có thể trồng mai từ khoảng độ 1 – 2 tháng. Hơn nữa, ánh sáng là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mai vàng. Mỗi ngày, mai vàng cần được hứng sáng từ 6 tiếng trở lên. Những nơi có thời gian chiếu sáng quá ít thì cây sẽ kém phát triển. Hoa ra ít, nhỏ, kém màu và kém số lượng.

3. Mật độ trồng mai
Mật độ trồng cây sẽ phụ thuộc vào từng mục đích trồng cây của nhà vườn. Như tại vườn mai Hoàng Long, chúng tôi là cơ sở cung cấp mai cho nhiều khu vực tỉnh thành. Thậm chí còn là cho nhà vườn khác. Vườn mai giống Hoàng Long chuyên trồng cây nghệ thuật, trồng cây bán tết với giá cả hợp lý, phải chăng… Bạn cần đảm bảo để cây được phát triển tốt nhất không ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Nếu chưa hiểu rõ có thể liên hệ với nhân viên cơ sở chúng tôi để được tư vấn.
Thông tin liên hệ:
- Vườn Mai Hoàng Long
- Điện thoại /Zalo: 0905 888 999 – 0888 777 777
- Email: vuonmaihoanglong.com@gmail.com
- Facebook: Vườn mai Hoàng Long
- Địa chỉ: Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre.
4. Chuẩn bị đất trồng mai thích hợp
Đất trồng mai vàng phải tơi xốp và giữ được độ ẩm. Cây mai kén nhất là những vùng đất không thoát nước và nguy cơ ngập úng cao. Do đó, nên trồng mai ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, thông thoáng và mỗi cây cách nhau ít nhất 1m. Có hai cách trồng mai vàng cơ bản gồm:
- Trồng trên nền đất: Bạn nên chọn những nơi đất thịt nhẹ và có nhiều chất hữu cơ, 3 không (chua – phèn – mặn). Trong lúc trồng có thể linh hoạt trộn thêm tro trấu hoặc xơ dừa vào đất. Điều này nhằm làm tăng khả năng giữ ẩm và nước tốt. Sau khi đào hố và bón lót xong, hãy lấp một lượng đất khoảng 2/3 hố rồi đặt cây mai vào. Tiếp tục, lấp đất đến khi vun cao lên.
- Trồng mai trong chậu: Cách này cũng khá phổ biến. Bạn cũng chọn đất trồng tương tự như trên cách đầu tiên. Tiếp theo đó hãy lấy một chiếc chậu có chiều sâu để cho rễ cây phát triển tốt hơn. Cho vào trước 1 lớp sỏi để tạo sự thông thoáng và thoát nước cho cây. Sau đó, hãy bón lót và lấp một lớp đất đến 1/2 chậu rồi để cây mai vào. Đầu rễ cách phần đáy khoảng 20cm. Cuối cùng, lấp đất đến khi đầy chậu và kê chậu hoa lên, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất. Thời gian thay chậu khoảng 2 – 2,5 năm.
5. Tìm hiểu kỹ về loại phân bón, thời gian bón
Phân hữu cơ là loại được ưa chuộng và được xem là loại phân chính khi trồng mai. Có thể phân loại ra gồm: phân chuồng, rơm rạ mục, mùn dừa, đầu tôm, đầu cá, xác đậu nành,… Ngoài ra, người trồng có thể bổ sung phân Dynamid và phân lân hữu cơ sông Gianh. Phân hữu cơ giúp cho mai vàng phát triển bền vững, tạo nhiều nụ hoa và tăng độ pH trong đất.
Bạn có thể kết hợp với việc bón phân NPK 30 – 10 – 10 cho cây vào thời điểm đầu năm. Từ giữa năm đến tết thì bón vài lần phân NPK 20 – 20 – 15 để giúp mai kết nụ và nở bông ra đầy đặn. Có thể dùng thêm phân bón lá để giúp cây tăng trưởng nhanh.
Chú ý: Đối với những loại mai vàng ghép trồng thì nên bón phân từ thời điểm tháng 2 ÂL đến 15/9 ÂL, một tháng bón phân một lần. Từ tháng 10 đến cuối tháng 11 âm lịch, không bón phân, hạn chế tưới nước để lặt lá. Liều lượng sử dụng phân hữu cơ Dynamid từ 10gr đến 100gr/ chậu lớn (đường kính 80 – 100 cm). Phân hoá học NPK từ 10gr đến 50gr/ chậu lớn, Lân hữu cơ sông Gianh từ 10gr đến 30gr/ chậu lớn.

Chú ý: Bón lót trước khi trồng bao gồm phân hữu cơ (phân chuồng hoai hoặc hữu cơ Dynamid) và bón thúc có 3 lần trong năm. Liều lượng sử dụng phân hữu cơ Dynamid từ 100kg/1.000m2, phân hoá học NPK từ 10 – 15 kg/1000m2, Lân hữu cơ sông Gianh từ 100kg/1.000m2.

Cách trồng mai vàng chuẩn từ chuyên gia
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước, chúng ta sẽ bắt tay vào trồng mai. Cách trồng mai vàng đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Tạo hố đất trồng cây
Bạn có thể sử dụng dụng cụ như là cuốc, xẻng… để trộn đất với phân đều trước khi tạo hố trồng cây.
Bước 2: Xác định kích thước của hố
Bạn có thể tạo hố theo những kích thước to hơn phần bầu cây. Thông thường, hố đất sẽ có kích thước với độ sâu khoảng 20cm. Đường kính như đã nói, chúng nên to hơn bầu của cây con một chút.
Bước 3: Tiến hành trồng mai vàng
Ở bước này, bạn cần tiến hành kiểm tra cây con đảm bảo các điều kiện: Cây không bị bệnh, không bị úng rễ. Các lá của cây xanh tốt, khỏe mạnh. Tiếp theo đó, bạn tiến hành sử dụng dao hoặc kéo để cắt lớp nilon bao quanh bầu đất. Nhẹ nhàng đặt cây vào đúng hố. Lưu ý, bạn nên đặt bầu cây bao hơn miệng hộ từ 3 – 5cm để tránh gốc cây sau khi trồng bị trũng. Bạn đặt ngay ngắn cây để lấp đất lại thật gọn gàng.
Bước 4: Lấp đất cho cây
Sau khi hoàn thành việc đặt cây vào trong hố, bạn lấy đất đã được trộn với phân hữu cơ để lấp đi phần gốc. Đất sẽ được phủ lên gốc cao từ 2 – 3 cm. Lưu ý: Chúng cần phải được nén thật chặt.
Tham khảo thêm cách trồng và chăm sóc mai siêu bông bình lợi.
Chăm sóc mai vàng sau khi trồng
Trồng mai là chuyện khó và chăm sóc mai thậm chí còn gian nan hơn. Từ những công đoạn bón phân, phòng trừ sâu bệnh… đều rất cần thiết. Nếu bạn thực hiện tỉ mỉ thì cây mai vàng sẽ cho ra thành quả như bạn mong muốn.
Tưới nước cây mai
Với việc trồng cây trên nền đất, bạn cần lưu ý một vài điều. Khi bạn trồng cây trong những ngày nắng sẽ cần tưới cây vào buổi sáng. Có thể tưới cách ngày. Trong mùa mưa, bạn sẽ không cần phải tưới. Điều quan tâm là khả năng thoát nước tốt, tránh rể cây bị ngập úng. Nếu bạn trồng mai trong chậu sẽ cần chú ý tưới nước 2 lần/ngày (sáng/chiều).
Bón phân cho mai
Với cách trồng mai mau lớn thì cần lưu ý bón phân đúng cách. Sau khoảng từ 20 ngày, cây sẽ bắt đầu ra rễ mới. Khi đó, bạn có thể bón thúc cho cây khi có thể kết hợp giữa phân hữu cơ, phân NPK hay phân đầu trâu.
Trong trường hợp mai vàng to lớn, bạn có thể tăng lượng phân bón. Chúng ta cần kết hợp với thời gian bón phân cách xa nhau. Lưu ý khi bón phân, bạn sẽ không xới đất, phân sẽ được rải xung quanh gốc cây và tưới đẫm nước.
Cắt tỉa và tạo dáng cho mai
Việc cắt tỉa cành mai và tạo dáng cho mai là điều cần thiết. Mục đích là để cây cho ra nhiều cành cũng như loại bỏ các cành yếu. Việc cắt tỉa cành mai sẽ được thực hiện với biên độ khoảng 2 tháng/1 lần. Bạn có thể sử dụng những loại kéo cắt tỉa cành chuyên dụng. Đối với những cây cao bạn có thể dùng máy cắt tỉa kết hợp với cần dài cho thuận tiện. Khi tỉa cành, bạn chỉ nên tỉa những cành bị sâu bệnh, cành mọc dày đặn, không có tán.

Việc tạo dáng cho mai sẽ tùy thuộc vào từng mục đích trồng của mỗi người. Bạn có thể tạo mai theo các dáng đa dạng khác nhau. Có thể kể đến như tán cây thông, tán cây nấm hoặc bon sai. Thông thường, người trồng sẽ tạo dán theo kiểu bon sai mai vàng hoặc cây thông.
Hướng dẫn trồng phôi mai vàng hiệu quả.
Lặt lá cho mai vàng
Trong cách trồng mai vàng con nhanh lớn sẽ luôn có hướng dẫn chăm sóc cây để ra hoa đúng dịp Tết. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia tại vườn mai Hoàng Long, bạn sẽ tiến hành lặt lá từ khoảng ngày 10 tháng 12 ÂL. Dựa vào thời tiết để đưa ra lịch lặt lá thích hợp. Nếu nửa tháng còn lại của năm thời tiết ấm áp thì chúng ta lặt lá muộn hơn đôi chút. Trong trường hợp, thời tiết nửa tháng hay mưa và trời lạnh hơn thì cây sẽ nở hoa muộn. Khi đấy, cần lặt lá sớm.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cũng là một trong những công việc không thể thiếu khi chăm sóc cây mai vàng. Những loại saua cắn lá, sâu đục thân hay nhện đỏ, rệp có thể dùng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, với những nhà vườn lớn và nhiều cây có thể sử dụng các chế phẩm sinh học.
Tổng kết
Trên đây chia sẻ chi tiết về cách trồng mai vàng và kỹ thuật chăm sóc từ cơ sở Hoàng Long. Nếu thích thú thì bạn hãy thử trồng một chậu mai vàng để có những ngày Tết thật nhiều tài lộc. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với vườn mai Hoàng Long chúng tôi để tậu ngay cho mình một chậu mai vàng. Cơ sở đã và đang có rất nhiều giống mai mới lạ, đột biến đẹp và thơm, sẵn sàng phục vụ quý khách hàng có nhu cầu. Bạn có thể đến tận nơi hoặc liên hệ qua các phương tiện thông tin truyền thông khác của chúng tôi.