Chia sẻ cách chăm sóc mai vàng bị suy yếu, khô cành

Tết đến xuân về, mỗi gia đình lại tất bận với công việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa. Dĩ nhiên không thể quên việc đặt một châu mai vàng tươi trong nhà. Điều này thể hiện mong cầu tài lộc, giàu sang phú quý. Mai vàng là loại cây kiểng có sức sống mạnh, đà sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên cũng sẽ có những thời điểm cây có triệu chứng chậm phát triển, khô cành. Điều này khiến không ít người lo lắng. Dĩ nhiên bệnh nào rồi cũng có thuốc chữa và chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc mai vàng bị suy yếu qua bài viết dưới đây. Thông tin được tổng hợp từ những chuyên gia lâu năm về mai vàng tại vườn mai Hoàng Long.

Mai vàng bị suy yếu - Chăm sóc như thế nào?
Mai vàng bị suy yếu – Chăm sóc như thế nào?

Cách nhận biết cây mai bị suy yếu

Đối với người trồng mai vàng, việc cây mai bị suy yếu là chuyện rất nghiêm trọng. Thực tế nó không phải điều hiếm gặp nhưng tốt nhất là không nên để xảy ra. Hoặc khi thấy mai suy yếu, cần phải có biện pháp khắc phục ngay lập tức. Để chăm sóc mai tốt nhất, người trồng cần nắm được những đặc điểm cho thấy cây mai đang có dấu hiệu bị bệnh. Chẳng hạn như:

  • Lá của cây rụng hoặc bị héo, có màu vàng.
  • Cành và nhánh của cây chết khô.
  • Chồi mai không đâm dù cây vẫn mọc lá như bình thường.
  • Cây mai bị cỗi với thân, cành khô già và lá mai thì xấu và nhỏ.

Khi phát hiện cây có những vấn đề này thì các bạn phải nhanh chóng khắc phục. Từ đó đảm bảo có được một cây mai nở hoa đẹp. Hoa sẽ có cơ hội ra vào đúng ngày Tết Nguyên đán.

Nguyên nhân cây mai bị suy yếu, khô héo cành lá

Một cây mai khỏe mạnh đầy sức sống sẽ luôn có bộ lá xanh tốt, cành nhánh đầy đặn, hoa mai đâm chồi. Ngược lại, mai khi bị suy yếu vàng lá không khác gì người suy dinh dưỡng luôn còi cọc, kém phát triển. Thậm chí chúng có thể chết bất cứ lúc nào. Chính vì thế nên ta cần cứu chữa ngay trước khi quá muộn.

Lá mai vàng bị héo

Nguyên nhân chủ yếu khiến cây mai bị suy yếu là nằm ở phần rễ đã bị hư hại gần như toàn bộ. Rễ bị hư hại do đất trong chậu bị dư nước, ứ đọng tạo điều kiện cho nấm gây hại. Khi đó, chúng sẽ làm cây mai kém phát triển đi trông thấy. Những cây mai này dù có chăm sóc tốt hơn, bón phân nhiều thì cũng không thể phát triển bình thường được. Trong trường hợp này, bà con cần có quy trình xử lí khoa học. Phải chăng sau đó, mai vàng sẽ trở lại phát triển sinh trưởng như bình thường.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của giống mai vàng giảo thủ đức.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai vàng bị suy yếu nhanh phục hồi

1. Cắt tỉa cành

Cách chăm sóc mai vàng bị suy yếu đầu tiên chính là cắt tỉa cành. Cần thực hiện trong quãng thời gian càng sớm càng tốt. Cắt hết các cành phụ, chỉ giữ lại cành chính. Nói đơn giản là giữ lại những cành tạo nét đẹp cho cây mai. Sở dĩ phải cắt nhiều như vậy vì như đã nói, bộ rễ cây mai đã bị hư. Khi đó, dù có để lại những cành đó cũng không phát triển được mà còn gây áp lực cho rễ. Rễ sẽ khó phục hồi và hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Lưu ý: Sử dụng kéo, cưa hoặc đồ chăm sóc cây chuyên dụng để cắt tỉa để tránh vết cắt bị dập nát. Sau khi xử lý xong thì quét nước vôi trong để phòng ngừa nấm bệnh.

2. Tiến hành cắt bỏ đi phần rễ

Sau khi cắt cành chúng ta tiến hành cắt rễ mai. Nên lựa chọn việc bứng hết cả cây lên để cắt rễ. Chỗ nào hư hỏng, thối thì sẽ phải cắt bỏ. Có thể cắt hết 2/3 bộ rễ, chỉ cần để lại 1/3 là được. Sau khi cắt dùng nước sạch rửa sạch lớp đất cũ còn sót lại trên hệ rễ.

3. Thay đất mới

Toàn bộ đất trồng cũ sau khi cắt rễ đi cần phải bỏ hết, thay thế hoàn toàn bằng đất mới. Bà con có thể dùng hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + đất + phân trùn quế trộn lại với nhau. Phân chia theo tỷ lệ 1:1:1:1 hoặc viên đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm + xơ dừa + tro trấu + đất + phân trùn quế. Những thành phần này sẽ bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho mai vàng.

Lưu ý: Khi vừa thay đất, tuyệt đối không được phép bón phân. Rễ cây khi đó chưa có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Đất trồng cần được thay mới toàn bộ khi đã cắt bỏ rễ
Đất trồng cần được thay mới toàn bộ khi đã cắt bỏ rễ

4. Dùng thuốc kích thích phục hồi hệ rễ

Sau khi đã trồng mai vàng vào lớp đất mới thì sẽ đến công đoạn thứ 4. Đây là lúc dùng thuốc kích thích Đặc hiệu tưới gốc 3in1 + CNX-CN. Bà con cần phải tưới đẫm gốc. Loại thuộc này có tác dụng kích thích phục hồi rễ cho cây mai ổn định phát triển. Ngoài ra, nó còn phòng trừ nấm bệnh tồn tiếp tục gây hại rễ.

Sau đó nên đưa những cây nhỏ vào nơi mát mẻ. Đối với những cây lớn không di chuyển được có thể dùng lưới che nắng để giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Nếu làm đúng quy trình thì cây bị suy yếu sẽ được phục hồi, phát triển mạnh mẽ.

Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc mai vàng bị suy

Khi chăm sóc mai vàng bị suy thì cần lưu ý những điều gì? Đó là:

  • Quan sát thật kỹ cây mai vàng và chú ý đến điều kiện chăm sóc cây.
  • Đảm bảo phát hiện được chính xác nguyên nhân khiến cây bị suy yếu.
  • Chăm sóc cây theo đúng hướng khắc phục đã nhắc đến ở trên. Ngoài ra, phải bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây.
  • Nếu có ý định thay chậu cây thì cần chọn đất thịt, xốp giàu dinh dưỡng. Không sử dụng đất cằn khô sẽ làm cây chết nhanh hơn.
  • Các bạn nên sử dụng các loại thuốc kích rễ. Nó sẽ giúp ích nhiều trong việc phục hồi và chăm sóc cây mai vàng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc mai vàng bị suy yếu, khô cành. Hy vọng bà con đã có cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích. Hãy cố gắng dành thời gian chăm chút cho cây mai vàng của gia đình. Không khí tết sẽ càng trở nên ấm áp, hạnh phúc khi có cây mai vàng trong nhà. Nếu bạn còn lăn tăn chưa biết nên mua mai ở đâu thì hãy ghé thăm vườn mai Hoàng Long. Nơi đây có đầy đủ những giống mai vàng mới, quý và độc đáo. Chúng tôi còn sẵn sàng vận chuyển đơn hàng đến tận tay của bà con với chất lượng được đảm bảo ở mức tối đa.

Thông tin liên hệ:

  • Vườn Mai Hoàng Long
  • Điện thoại / Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999
  • Email: vuonmaihoanglong@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/maivanghoanglong
  • Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.

Xem thêm: Tổng hợp kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng chuẩn xác nhất

Bài viết liên quan: