Để mai vàng ra hoa đúng thời điểm, người trồng cần bỏ nhiều thời gian để chăm sóc. Kỹ thuật trồng cây cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Trong đó, việc cắt tỉa đòi hỏi kỹ thuật khá cao. Thực tế cắt tỉa mai không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Ngược lại, nếu thực hiện đúng thì nó sẽ giúp cây có được diện mạo tươi mới. Dĩ nhiên đi kèm với đó là một sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ hơn. Hãy cùng tìm hiểu những kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng chuẩn xác nhất qua bài viết dưới đây. Bài viết được thực hiện bởi các chuyên gia mai vàng lâu năm tại vườn mai vàng Hoàng Long.
Tổng quan kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng sau Tết
Tác dụng của việc cắt tỉa mai vàng
Việc chăm sóc mai vàng sau Tết có rất nhiều ý nghĩa. Nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ra hoa của cây vào năm sau. Đầu tiên, bạn cần phải cắt tỉa hết các cành thừa trên cây. Việc phát triển quá dài sẽ khiến nụ hoa chưa thể chớm nở. Những công việc này bắt buộc phải hoàn thành trước ngày 20 âm lịch. Nếu không cắt tỉa thì cây sẽ bị suy kiệt do phải nuôi quá nhiều cành. Điều đó rất dễ khiến cây bị nhiễm nấm bệnh.
Ngoài ra, có một số cây mai vàng được trồng để tạo dáng. Chẳng hạn như tại Hoàng Long có nhiều giống mai đột biến, bonsai mai vàng…Vậy nên các bạn phải thường xuyên cắt tỉa cành. Khi đó cây sẽ phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
Thời điểm cắt tỉa mai vàng thích hợp nhất
Mai là loại cây cảnh được yêu thích bởi vì vẻ đẹp lẫn việc chúng dễ chăm sóc. Thế nhưng để mai khỏe mạnh và trổ bông đúng tết là một câu chuyện dài. Bà con cần phải thực hiện việc cắt tỉa rất kỳ công. Mai vàng sau khi đã trổ Tết xong thì vào khoảng mùng 6 tết hoặc khoảng 20 âm lịch hãy cắt tỉa cây.
Nếu bạn cắt tỉa cây mai sớm quá thì cây sẽ không thể phát triển tốt như kỳ vọng. Vì mai đem chưng tết thì cây sẽ bị mất nhiều dinh dưỡng do đặt trong nhà. Chúng gần như thiếu sáng và không được chăm sóc tốt. Khi đó, cây sẽ không còn chất để truyền dinh dưỡng nuôi thân, nuôi cành. Còn với những cây mai để bên ngoài hoặc mai vườn thì có thể xả sớm hơn. Cụ thể là vào ngày mùng 6 âm lịch.
Chia sẻ cách trồng và chăm sóc mai nhị ngọc toàn chuẩn chuyên gia
Dụng cụ để cắt tỉa mai vàng
Cắt tỉa mai không yêu cầu dụng cụ cắt tỉa phải là đồ xịn, đồ chuyên dụng. Bà con có thể sử dụng dao, kéo có sẵn trong gia đình của mình. Các dụng cụ này cần phải mài thật sắc. Theo kỹ thuật cắt tỉa mai vàng của chuyên gia, khi cắt chúng ta không cần tì, miết hay ra sức quá mạnh. Điều này có thể làm gãy hoặc hư hại nơi cành mai.
Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng
Mai vàng có 2 kiểu trồng là: trồng trong chậu hoặc trồng trong vườn. Từ đó, rễ cây sẽ có những cách hấp thụ dinh dưỡng khác nhau. Điều kiện môi trường tác động trực tiếp đến việc cắt tỉa cây mai. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản cho bà con:
1. Kỹ thuật cắt tỉa cho rễ cây mai
Rễ của cây mai gần như là bộ phận quan trọng nhất. Khi thực hiện đòi hỏi phải có kỹ thuật cắt tỉa mai vàng cơ bản. Đây là khâu quan trọng và là khâu thực hành. Rễ của cây mai thường xòe ra nhiều phía khác nhau hoặc nằm ngoằn ngoèo, lồi lõm. Nó có thể trồi lên mặt đất nhìn tương đối lộn xộn. Tuy nhiên điều đáng nói là cây muốn đẹp là rễ phải cứng, giòn. Đặc biệt, bộ rễ nổi lên mặt đất. Khi cắt tỉa mai vàng bạn phải đào rễ lên và cắt tỉa. Chúng ta có thể sáng tạo ra những bộ rễ có hình dạng độc đáo, quý hiếm. Đó chẳng hạn như là chân quy, chân long,…
2. Kỹ thuật cắt tỉa cho gốc cây mai
Gốc cây mai thường rất to và bề thế. Cây mai sống lâu bao nhiêu thì gốc càng to bấy nhiêu. Nếu áp dụng kỹ thuật cắt tỉa mai vàng thì phải làm từ khi cây còn nhỏ. Gốc cây khi đó ở trạng thái vừa phải. Nên thực hiện sớm, tránh để cây lớn rất khó uốn nắn. Bà con có thể cắt, gọt hoặc đẽo, đục gốc cây tùy ý theo hình dáng mình muốn. Tuy nhiên, không nên tì quá mạnh hoặc cắt tỉa quá đà tránh làm cây gãy, cành hư.
3. Kỹ thuật cắt tỉa cho thân cây mai
Việc cắt tỉa cho thân cây cũng là một công đoạn rất phức tạp. Các bạn phải chuẩn bị thêm cho mình nòng sắt, cây nêm, cảo và một số loại dây dễ uốn nắn. Có thể kể đến như dây đồng, dây kẽm. Dùng nòng sắt uốn thân cây theo hình dáng đã lên sẵn trong đầu. Sau đó dùng dây buộc thân cây sát vào nòng sắt một cách chắc chắn. Tiến hành công việc buộc từ dưới gốc lên cao. Có thể uốn 1 ngày hoặc nhiều ngày. Nó tùy thuộc vào mức độ dẻo dai của cây mai vàng và tay nghề của bạn.
4. Kỹ thuật cắt tỉa cho lá cây mai
- Cắt tỉa các cành lớn:
Bạn tiến hành dùng cưa cắt cành tại vị trí đã đánh dấu. Vết cắt cần phải phẳng, nhẵn. Dùng keo liền sẹo bôi lên để cây nhanh lành vết thương và tránh bị các vi sinh vật gây hại xâm nhập.
- Cắt tỉa những cành nhỏ
Với những cành vượt gốc có thể cắt sát gốc cành để bỏ đi cũng được. Cành ngoài bìa tán thì cắt theo hình dáng đã cố định trước đó. Với những chồi mọc theo hướng nào thì cắt chừa lại mắt ngủ sát nách lá. Vị trí cắt cách nhau độ từ 1cm. Việc thay đổi môi trường của cây sau khi tỉa cành rất quan trọng. Phải để cây trong mát khoảng 2 tuần thì mới đem cây ra ngoài nắng. Khi lá ra đầy đủ thì có thể bón thêm phân vừa đủ lấp gốc. Không nên bón nhiều vì bộ rễ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn nên sẽ gây cháy rễ, ngộ độc phân bón.
5. Vệ sinh cho cây mai
Sau khi đã thực hiện đầy đủ kỹ thuật cắt tỉa mai vàng là sẽ đến bước vệ sinh cây mai. Đây là việc làm cũng rất quan trọng. Các bạn có thể sử dụng keo tẩy rửa nấm mốc Dona AR 200S. Nếu trong trường hợp cây bị ít thì sử dụng vòi nước tưới phun mạnh vào chậu cây. Nó sẽ giúp làm bong tróc hết rong rêu, nấm mốc ra khỏi cây. Việc vệ sinh cho cây, giúp loại bỏ những tàn dư, mầm mống nấm bệnh gây hại. Cay mai khi đó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Lời kết
Việc chăm sóc mai vàng sau Tết không hề đơn giản như các bạn vẫn nghĩ. Để có được một gốc mai khỏe, đẹp phải cần tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Quá trình cắt tỉa, chăm bón được chú trọng hàng đầu. Nếu biết cách chăm sóc mai vàng đúng cách thì qua sang năm cây vẫn cho hoa đúng dịp tết. Hy vọng với kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ làm hài lòng bà con. Mong bà con có thật nhiều kiến thức, sáng tạo thêm cho mình nhiều tác phẩm nghệ thuật. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Những bí quyết chăm sóc mai vàng sau tết có thể bạn chưa biết