Sau một khoảng thời gian, thì đất trồng mai sẽ bị suy giảm chất dinh dưỡng, không còn được tơi xốp, chai cứng, đất trồng bị bạc màu, trở nên trắng bệch,… không còn như lúc ban đầu. Vì vậy, lúc này là điểm thích hợp để người trồng mai thực hiện việc cải tạo đất, bón phân, giúp cây mai tiếp tục sinh trưởng, phát triển tốt. Trong bài viết này, vườn mai Hoàng Long sẽ hướng dẫn cách trộn đất trồng mai hiệu quả, bà con có thể tham khảo để áp dụng lên chính cây mai của nhà mình.

Kỹ thuật trộn đất trồng mai mai cơ bản
Chuẩn bị nguyên liệu và xử lý
Các bạn cần biết cách cân nhắc lựa chọn đúng và đủ các nguyên liệu. Cần thiết nhất là các nguyên liệu giúp đất có đầy đủ chất dinh dưỡng vừa phải tơi xốp và thoát nước tốt. Các bạn có thể tham khảo một số nguyên liệu dưới đây:
- Đất màu: Có sử dụng đất ở vườn nhà đã làm sạch cỏ dại và đảm bảo đất dinh dưỡng tốt cho cây. Hoặc có thể mua đất trồng hoa từ các cửa hàng cây cảnh.
- Vụn xơ dừa: Đây là nguyên liệu vừa dinh dưỡng vừa giúp tăng khả năng thoáng khí của đất trồng, dự trữ nước tạo độ ẩm cho đất, các bạn nên chọn xơ dừa đã qua xử lý, ngâm nước tách bỏ tạp chất và ủ đúng cách để loại bỏ đi chất chát dễ làm cây mai bị còi cọc.
- Trấu sống hay trấu hun: Có thể sử dụng trấu tươi hay trấu đã hun ở nhiệt độ cao đều được, cần đảm bảo nguyên liệu sạch sâu bệnh. Trấu hun có tác dụng làm tăng độ tơi xốp và thông thoáng của đất.
- Đá bọt Pumice hoặc đá perlite: Có công dụng làm tăng độ tơi xốp cho đất hoặc sử dụng xỉ than đã qua xử lý.
- Phân bò hoai mục: Đây là loại phân hữu có thích hợp nhất cho cây mai, nên chọn loại phân đã qua xử lý với mục đích cung cấp dinh dưỡng cho đất.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu khác như xác trà, vỏ lạc đỗ, bã đậu tương,… cũng nên được thêm vào đất trồng mai.

Mai nhị ngọc toàn, một giống mai đột biến với hai màu trắng vàng nổi bật.
Phơi khô đất, dập nhỏ và trộn chung với vôi bột
Đất trồng mai lâu ngày trong chậu sẽ có hiện tượng bị cứng, chắc, khô. Bạn cần phải đổ hết đất ra ngoài rồi đem phơi khô, đập nhỏ đất để tăng thêm oxy trong đất nhờ ánh sáng mặt trời, không khí. Có thể đập thành vụn hoặc để hạt đất to khoảng tầm đầu ngón tay là được. Phơi đất trong 3 ngày thì tiến hành bón vôi. Mục đích của việc bón vôi là diệt sạch vi khuẩn, nấm trong đất. Khi trộn đất với vôi thì đất sẽ được cung cấp đầy đủ canxi, ngăn chặn sự suy thoái của đất và đem lại nhiều tác dụng nữa mà trong phân hóa học không có được.
Những nhà vườn cung cấp dịch vụ mai vàng bán tết
Làm tơi xốp đất trồng mai
Các bạn hãy sử dụng các loại vỏ lạc, đỗ, trấu tươi, trấu hun, xơ mùn dừa,…trộn đều chúng lại để tạo thành hỗn hợp giúp đất được tơi xốp và màu mỡ. Làm như vậy đất mới có đủ dưỡng chất nuôi cây mai.
Có 2 cách phối trộn nguyên liệu làm đất trồng mai các bạn có thể tham khảo như sau:
- Cách 1: Các bạn sử dụng nguyên liệu đất màu, vụn xơ dừa, vỏ trấu, xỉ than, phân hữu cơ theo tỷ lệ 2:1:1:1:2
- Cách 2: Sử dụng nguyên liệu vụn xơ dừa, trấu sống và phân hữu cơ theo tỷ lệ 5:4:1, cần phải bóp nhuyễn các nguyên liệu trước khi trộn.
Theo đúng các tỷ lệ này, các bạn cần tiến hành phối trộn tất cả đều tay, cho đến khi dùng tay nắm đất vón cục, thả tay đất bung ra như ban đầu là đã đạt tiêu chuẩn.
Tiếp theo đánh tơi xốp đất, bứng gốc mai vào chậu đã cho đất. Nén đất xung quanh sao cho cây mai đứng vững thì tưới nước vừa đủ. Mỗi năm sau dịp Tết, người trồng đều cần làm đất lại và bứng cây chuyển sang đất mới để tiếp tục chăm sóc.

Những phương pháp cải tạo đất trồng mai
Công đoạn quan trọng nhất, chính là cải tạo đất. Cải tạo đất sẽ có rất nhiều cách khác nhau, nhưng thông thường sẽ có 5 cách cơ bản là: bổ sung phân trùn quế, dùng rác thải nhà bếp, dùng phân cá, sử dụng phân bón vi sinh, kết hợp các loại phân vi sinh với các chế phẩm sinh học (Tricohderma),…và một số phương pháp khác. Việc cải tạo đất tốt thì mới đem lại cơ hội sở hữu những thế mai đẹp.
Phương pháp sử dụng phân trùn quế, các bạn chỉ cần trộn từ 5 đến 6kg phân trùn trên 1 m2 đất đã phơi khô. Việc sử dụng phân trùn quế rất tốt trong việc cải tạo đất vì trong phân chứa nhiều vi sinh vật có lợi, giúp cho đất trồng mai được tơi xốp và màu mỡ.
Một số nhà vườn mai vàng sử dụng rác thải nhà bếp để cải tạo đất với mục đích tiết kiệm chi phí, dễ dọn dẹp. Có thể dùng những thực phẩm rau củ, hoa quả, vỏ trứng không sử dụng nữa, đem đi đập nát rồi trộn vào trong đất, nhỏ thêm chế phẩm sinh học EM, tricoderma rồi để trong 2 tuần thì đem bón cho cây trồng.
Phương pháp sử dụng phân cá. Sau khi làm hải sản xong thì còn sót lại đầu cá, ruột cá, … thì hãy đem lấy đi ủ trực tiếp trong đất hoặc ngâm cùng rỉ đường để lấy nước tưới cho cây mai.
Như vậy, việc làm đất trồng cây mai không phải kỹ thuật phức tạp mà khá đơn giản, nhưng người trồng cần phải biết cách chuẩn bị đúng nguyên liệu và phối trộn đúng tỷ lệ. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc mai vàng.
Xem thêm: Top 5 phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây mai vàng tốt nhất