Được biết, hoa mai vàng yên tử thuộc loại cây cảnh quý hiếm thường được nhiều gia đình trưng bày vào dịp Tết. Điểm đặc biệt của giống hoa mai này là được trồng ở miền đất Bắc chứ không phải miền Nam giống như các loại mai vàng khác. Chúng được trồng ở vùng núi Yên Tử, giữa thời tiết lạnh giá, những cánh mai đem đến chút nắng sưởi ấm lòng người. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loại mai Yên Tử này nhé.
Đặc điểm của giống mai yên tử
Mai yên tử thuộc loại rễ cọc nên sẽ có một rễ cái to khỏe, dài ăn sâu vào lòng đất để hút dưỡng chất nuôi cây mai vàng. Bộ rễ mai vàng sẽ gồm 3 phần chính: màng ngoài, phần tiếp nhận dinh dưỡng và phần thịt gỗ. Rễ mai sẽ có màu nâu đỏ, bộ rễ tơ nhỏ và có màu nâu vàng.
Thuộc loại thân gỗ, chắc, cây có phần gốc dưới to càng lên cao sẽ càng nhỏ dần, đơn thân, mọc thẳng bởi cây thường phát triển trên các vách núi đá cheo leo nên thân phải mọc theo những vách đá đó để tạo thành nhiều hình dáng khác nhau. Vỏ thân cây sẽ có màu xám, nhẵn, cành nhánh nhiều, mọc dày.
Mai yên tử có lá hình bầu dục, mép có răng cưa, gân mờ, khi lá còn non sẽ có màu xanh nhạt nhưng khi về già sẽ chuyển thành màu xanh đậm và phiến lá mai sẽ trở nên dày lên. Lá mai sẽ thường mọc ở đầu cành và ra cùng lúc với thời điểm nở hoa.
Hoa có màu vàng chanh tươi, mỗi bông hoa yên tử sẽ gồm 5 cánh hình dẻ quạt, viền mỗi cánh lượn sóng và xếp thưa nhau. Hoa yên tử có mùi thơm nhẹ do nở vào lúc thời tiết lạnh ở miền Bắc. Đài hoa sẽ có màu xanh cốm đỡ lấy phần cánh hoa mai, nhị hoa mai sẽ có màu vàng chanh đồng màu với các cánh hoa xinh đẹp. Khi hoa mai yên tử nở rộ, một vùng sẽ ngập tràn sắc vàng xua đi cái lạnh giá của mùa đông.
Cách trồng và chăm sóc hoa mai vàng yên tử
Cùng giống với mai vàng miền nam nhưng mai yên tử lại phát triển tốt ở khí hậu lạnh. Vì cây cho hoa theo từng chùm, nếu được trồng ở khí hậu lạnh cây mai vàng yên tử vẫn sẽ phát triển tốt, nhưng người trồng cần phải lưu ý về chế độ nước và đất trồng mai yên tử.
Đất trồng mai yên tử phải giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp, thoát nước tốt vào mùa mưa tốt. Nếu trồng trong chậu thì người trồng cần phải bổ sung dinh dưỡng liên tục cho mai. Nếu trồng dưới đất thì các bạn không cần quá nhiều vì mai yên tử thuộc bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất hút dinh dưỡng nuôi cây.
Việc tưới nước cũng cần phải lưu ý chỉ tưới đủ nước, không để tình trạng ngập úng gốc mai. Mai Yên Tử mang những nét đẹp riêng nên các bạn cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp thì cây mới ra hoa đẹp.
Tìm hiểu thêm địa chỉ bán mai siêu bông bình lợi uy tín nhất
Mai Yên Tử được phân bố ở đâu nhiều nhất?
Các gốc mai Yên Tử thường được phân bố rải rác khắp ngọn núi Yên Tử, nhưng lại tập trung nhiều nhất ở các vùng như: khu vực chùa Đồng, Thác Vàng, Thác Bạc, chùa Một Mái, chùa Vân Tiêu, chùa Bảo Sái…
Ngắm nhìn các thân mai yên tử khẳng khiu, thanh thoát mà không yếu đuối, mạnh mẽ cương trực mà không thô kệch và những nụ mai vàng đang nhú lên mạnh mẽ trong giá lạnh để chuẩn bị đón mùa xuân về, các bạn sẽ phần nào hiểu được tại sao mai Yên Tử lại có mặt trong thơ ca cổ nhiều đến vậy.
Những hình ảnh đẹp về mai vàng Yên Tử
Vườn mai Hoàng Long vừa chia sẻ cho bạn giống mai Yên Tử, phổ biến và được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Mong rằng các bạn đã chọn lựa cho mình được một chậu mai vàng Yên Tử lý tưởng để trang trí cho ngôi nhà bạn trong dịp Tết năm nay.
Xem thêm: Các giống mai vàng 5 cánh và ý nghĩa của hoa mai 5 cánh trong đời sống