Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai vàng tháng 3 âm lịch

Những nhành hoa mai vàng trong gió xuân là một hình ảnh đẹp vào ngày tết Nguyên Đán. Sau khi chưng Tết, cây mai vàng sẽ cần được hồi phục và nuôi dưỡng để cây có thể tiếp tục phát triển và ra hoa cho mùa sau. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc mai sau tết vào tháng 3 âm lịch đúng cách chưa? Hãy cùng vườn mai vàng Hoàng Long đi vào tìm hiểu bí kíp chăm sóc mai vàng vào tháng 3 âm lịch để cây tiếp tục phát triển tốt và cho hoa nhiều hơn nhé!

chăm sóc mai vàng tháng 3
Cách chăm sóc hoa mai vàng tháng 3 âm lịch

Đặc điểm chung của cây hoa mai vàng

Cây hoa mai vàng có tên khoa học là Ochna integerrima. Thuộc họ thực vật Ochnaceae. Cây mai vàng là loại cây hoa kiểng. Cây không kén đất trồng và sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại đất thịt, đất pha cát,…Miễn là đất giàu chất dinh dưỡng và không bị ngập lụt thì cây mai sẽ sống tốt.

Cây mai vàng được trồng thích hợp ở các nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ từ 25oC – 30oC, những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10oC thì cây mai vàng sẽ phát triển kém. Cây mai thuộc loại ưa nắng nên khả năng chịu khô hạn tốt nhưng không thể chịu ngập úng trong thời gian quá lâu, vì bộ rễ mai sẽ bị thối, cây sẽ chết dần.

chăm sóc mai vàng tháng 3
Hệ thống tưới nước tự động cho cây mai vàng

Cách chăm sóc cây hoa mai vàng vào tháng 3

Vào tháng 3 sẽ là thời điểm bắt đầu mùa mưa, mai bung tược nhanh và rễ non sẽ phát triển mạnh. Các bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây mai vàng ngay từ đầu tháng 3 âm lịch với các loại phân hữu cơ như phân cá, phân hữu cơ sinh học,… kết hợp cùng với phân hóa học có hàm lượng đạm cao. Nếu muốn bón phân vô cơ cho cây mai thì có thể bón chậm hơn đến khoảng sau ngày 20 tháng 3.

Tìm hiểu về nguồn gốc mai siêu bông bình lợi

Cách bón phân cho cây hoa mai vàng vào tháng 3 âm lịch

Đây là khoảng thời gian sau tết cây hoa mai vàng đã dần tàn và bắt đầu cho mùa vụ mới. Nếu không có cách chăm sóc hoa mai vàng kịp thời thì cây sẽ nhanh yếu, bị bệnh và khó cho hoa lại.

Sau đây là quy trình bón phân cho từng loại đối tượng mai khác nhau vào tháng 3:

  • Đối với cây mai hoa vàng có tàn lá ít: Nếu đã dùng kích rể 3 lần thì không cần sử dùng nữa. Chỉ cần xài 1 lần dưỡng rễ nữa là xong. Hoặc dùng 2 lần kích rễ và 1 lần dưỡng rễ, tối đa 3 lần. Mỗi lần phun cách nhau 15 ngày với liều lượng đã được ghi trên bao bì. Tuyệt đối không được bón phân.
  • Đối với cây mai hoa mai vàng có tàn lá nhiều: Nếu đã bón phân gà nén thì có thể bón phân hữu cơ. Sau đó thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây mai.
  • Đối với cây hoa mai vàng rin tàn lá nhiều và đang ra lá non thì không nên dùng phân bón gốc. Nếu sử dụng phân bón lá thì với liều lượng nhỏ hơn nhà sản xuất quy định. Vi gốc hoa mai vàng đã có đủ chất dinh dưỡng thì mới ra được lá non. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm hoạt chất humic để tăng độ hiệu quả khi phun.
  • Đối với cây mai ghép thì dùng phân bón lá 30-10-10 hoặc NPK 20-10-10. Pha phân bón lá với nước rồi xịt lên lá mai vàng, tránh xịt thẳng vào gốc mai vàng vì phân bón lá có nồng độ rất mạnh có thể là hư gốc.
chăm sóc mai vàng tháng 3
Bón phân cho cây mai vàng

Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa mai vàng vào tháng 3 âm lịch

Tháng 3 âm lịch sẽ xuất hiện rất nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mai, vì vậy các bạn cần phải phòng ngừa và bảo vệ cây mai. Khi đưa cây hoa mai vàng ra môi trường có đầy đủ nắng và không khí, mai sẽ đâm nhiều chồi non và mọc lá non. Đây là thời điểm khiến sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ, dễ xâm nhập và gây hại cho cây mai vàng.

Để phòng ngừa sâu bệnh trên cây hoa mai vàng, các bạn có thể pha hỗn hợp thuốc có 2 hoạt chất là Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun cho cây mai. Sau đó, các bạn phun lần 2 khi cây mai vàng vừa nảy chồi và lần cuối lúc lá cây vừa già.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, các bạn đã phần nào biết được các bước chăm sóc mai vào tháng 3 âm lich. Chúc các bạn sẽ có được những chậu mai vàng thật đẹp tại nhà mình nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc cây hoa mai vàng vào tháng 6 âm lịch

Bài viết liên quan: