Những nhành mai vàng lung linh trong gió là một hình ảnh đẹp vào ngày tết cổ truyền của Viêt Nam ta. Vào tháng 12 là lúc cây mai vàng cần được chăm sóc và bón phân đúng cách để cây chuẩn bị ra hoa đúng dịp tết sắp đến. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc mai vào tháng 12 đúng cách chưa? Hôm nay hãy để vườn mai Hoàng Long mách bạn bí kíp chăm sóc mai vàng vào tháng 12 hiệu quả để có một cây mai nở đầy hoa vào dịp tết cận kề nhé!
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thuần khiết của cây mai phú quý vào ngày tết.
Cách chăm sóc cây hoa mai vào tháng 12 âm lịch
Ánh sáng cho cây hoa mai vàng
Mai vàng là loài cây ưa sáng nên sẽ thích hợp sống ở những vị trí có ánh sáng tốt. Nếu cây mai vàng đã chưng trong nhà, trước tiên các bạn nên đặt cây vào nơi bóng râm để cây mai không bị cháy lá khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Chế độ tưới nước cho cây hoa mai vàng
Cây mai rất ưa nước sạch, không sử dụng nước bị chua phèn để tưới cho mai vàng. Cây mai ưa ẩm vì vậy chỉ cần tưới nước hằng ngày trừ những ngày mưa to thì không cần tưới. Còn những ngày mưa lâm râm cũng cần tưới nước cho cây nếu không cây mai sẽ bị khô lá, lá bị vàng ở đầu ngọn và tuổi thọ của lá sẽ ngắn dần.
Trường hợp nếu xảy ra nhiều lần trong năm sẽ làm cây mai vàng không giữ được lá đến 12 tháng để thực hiện lặt lá và ra hoa mai tập trung. Cây sẽ ra hoa lác đác từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Như vậy cây mai vàng sẽ không nở hoa tập trung đúng dịp tết và ít hoa.
Cách chăm sóc sau khi lặt lá mai vàng vào tháng 12 âm lịch
Sau khi lặt lá thì phải ngừng tới nước trong khoảng 1 – 3 ngày rồi mới tưới nước bình thường trở lại. Tiếp theo cần phải theo dõi quá trình sinh trưởng và diễn biến thời tiết để có biện pháp những điều chỉnh, thúc phân hợp lý.
Nếu sau khi lặt lá khoảng 5 – 7 ngày cây mai sẽ chưa bung vỏ trấu bao quanh nụ ra thì khả năng mai sẽ nở hoa muộn. Lúc này, cần đem cây mai đặt ở nơi nhiều ánh nắng, hòa loãng phân NPK 6-30-30 và tưới vào gốc cây mai, sau vài ngày thì dùng nước ấm tưới đẫm gốc để kích nụ mai nở sớm.
Nếu trời nắng mà đổ mưa thì sẽ làm hoa sẽ nở sớm. Đối với trường hợp này thì mỗi ngày chỉ nên tưới 1 lần với lượng vừa phải. Khi nào nắng trở lại thì đem cây ra phơi nắng để mai không nở sớm.
Nếu tới ngày 20 tháng Chạp nhưng cây mai đã nở bung vỏ lụa thì tỷ lệ cây ra hoa sớm rất cao. Lúc này, phải chuyển cây mai đến nơi thoáng mát, lấy vải đen trùm gốc cây lại, tưới nước lạnh vào chiều tối để làm lạnh gốc giúp cây mai vàng chậm ra hoa.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây mai vàng vào tháng 12 âm lịch
Công việc phòng trừ sâu bệnh hại luôn gắn liền với việc chăm sóc mai vàng. Sau đây là những loại sâu, bệnh thường gặp trên cây mai vào tháng 12.
Các loại sâu hại cây hoa mai vàng
Để phòng trừ sâu bệnh hại cây mai: rầy, sâu ăn lá, rệp sáp, bọ trĩ…sử dụng thuốc trừ sâu Chim ưng 20WG, Abamec 100EC, Binh58 40EC .
Các loại bệnh hại cây hoa mai vàng
Để phòng trừ các bệnh do nấm gây ra thì sử dụng thuốc Anlien Annong 800WG và Siuvin 350SC, Fudazol 50WP để trị bệnh đốm lá mai, cháy lá, mốc cam …
Việc chơi mai thì dễ nhưng chăm sóc mai vàng thì không phải việc đơn giản. Đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt thì mới tạo ra được những chậu mai vàng đẹp. Với những kinh nghiệm về cách chăm sóc mai vàng tháng 12 mà chúng tôi chia sẻ mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc mai vàng tại nhà hiệu quả hơn.
Xem thêm: Tổng hợp kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng chuẩn xác nhất