Việc chăm sóc mai vàng tháng 10 được xem là bước cực kì quan trọng và rất cần thiết. Bởi vì, chỉ còn 2 tháng nữa sẽ đến tháng chạp, lúc này là lúc cần cho hoa mai vàng trổ. Nếu không có các bước chăm sóc vào các tháng 10 và 11 thì cây mai vàng sẽ khó hình thành nụ hoa để chuẩn bị cho mùa hoa nở vào đúng dịp tết.
Bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm về cách chăm sóc mai tháng 10 âm lịch để các bạn có thể hiểu thêm kiến thức để áp dụng lên chính cây mai vàng nhà mình.
Vì sao nên chăm sóc cây mai vàng vào tháng 10 âm lịch?
Việc chăm sóc mai vàng vào tháng 10 âm lịch là công việc rất quan trọng, chúng quyết định khả năng ra hoa cũng như tỉ lệ nở của hoa mai có nhiều và đẹp hay không.
Sau đây là những lý do nên chăm sóc mai tháng 10 âm lịch
- Các bạn cũng biết từ tháng 7 – 8 – 9 âm lịch thì các nhà vườn mai vàng sẽ thường kích nụ cho mai với mục đích làm cho nụ của mai được kích thích ra mạnh và nhiều. Nên đến tháng 10 là giai đoạn cần phải đánh giá và kiểm tra lại tỉ lệ ra nụ mai.
- Vào giai đoạn tháng 10 âm lịch chỉ cách tháng chạp khoảng 2 tháng cho nên các bạn sẽ kiểm tra các lá mai, chồi non, nụ mai đang ở tuổi nào để đánh giá và lựa chọn phương án kích nụ hay dưỡng nụ hoặc chỉ chăm sóc mai vàng bằng cách tưới nước bình thường.
- Giai đoạn tháng 10 là mùa mà các loại nấm bệnh và côn trùng tấn công. Thường gặp là các loại nấm bệnh trên rễ, thân lá mai, bọ trĩ, nhện đỏ và các loại bệnh liên quan đến bộ lá nên cần có các biện pháp phòng trừ, tránh ảnh hưởng tới nụ của cây mai.
Cách chăm sóc mai vàng tháng 10 âm lịch
Để có được những cánh hoa mai vàng vào ngày tết, thì cây mai cần được chăm sóc kỹ theo theo từng tháng trong năm và tháng 10 âm lịch là những tháng mà các bạn nên dành thời gian để chăm sóc cho cây. Cách chăm sóc mai vào tháng 10 đúng cách và được nhiều người thực hiện như sau:
Kiểm tra và đánh giá tỉ lệ ra nụ và tuổi của nụ mai vàng
Sau khi cây mai vàng đã được kích nụ mai trong 3 tháng trước đó, ở giai đoạn tháng 10 âm lịch này cần phải kiểm tra lại mật độ ra nụ hoa và độ tuổi của nụ cây đang ở giai đoạn nào.
Nụ của hoa mai vàng về cơ bản sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn nụ kim: Nụ kim là các nụ đã được kích ở tháng trước đó, chúng sẽ hình thành ở các nách của lá với hình dạng nhỏ, nhọn nên được gọi là nụ kim. Nụ kim có màu xanh non, chưa có lớp vỏ trấu bao bọc, phần thân của nụ không to tròn.
- Giai đoạn nụ sinh trưởng: Nụ sinh trưởng là nụ phát triển từ nụ kim, sẽ có đặc điểm là phần thân của nụ to tròn dần và có màu ngà ngà hoặc màu xanh nhạt.
- Giai đoạn hoàn chỉnh: Ở giai đoạn nụ sẽ mang đặc điểm phần thân nụ to tròn, căng cứng. Nụ hoa có màu vàng nhạt, có lớp vỏ trấu bao quanh từ 2 – 3 lớp khá cứng.
Những vựa mai giống lớn nhất bến tre hiện nay.
Chọn phương án để kích ra nụ hoặc dưỡng nụ mai
Sau khi đã kiểm tra tỉ lệ ra nụ của mai vàng ở bước trên, bước thứ 2 này sẽ cần đánh giá tỉ lệ nụ trên cây và lựa chọn các phương án để thực hiện bước chăm sóc nụ cho mai vào tháng 10 như sau:
- Nếu mai chỉ toàn là nụ kim: Thì phải ngưng hoàn toàn phân bón chứa nhiều đạm (Nito), hạn chế phân bón gốc và nên lựa chọn phân bón lá NPK 10-55-10 để kích nụ nhiều nhất và giúp nụ trưởng thành nhiều hơn.
- Nếu tỉ lệ nụ trưởng thành nhiều hơn nụ kim: Nếu vẫn chưa thấy có nụ thành thục và nụ kim ít hơn nụ trưởng thành thì tiếp tục kích nụ mai ra thêm nữa bằng cách sử dùng phân NPK 15-30-15.
- Nếu mai đã có nhiều nụ thành thục: Lúc này cây mai sẽ xuất hiện nhiều nụ thành thục với lớp vỏ trấu cứng bảo vệ cũng là lúc mai đã sẵn sàng để nở. Giai đoạn này thì không nên bón phân NPK, chỉ được tưới nước bình thường và hạn chế hiện tượng sốc nước bằng cách che bớt nắng cho cây bằng lưới che nắng hoặc đem cây tới nơi có ánh sáng.
Lưu ý: Đối với những giống mai khác nhau sẽ có sự khác nhau về hình thái và sự sinh trưởng của nụ mai.
Cách chăm sóc, tưới nước và phòng nấm bệnh, côn trùng
Bước thứ 3 này cũng khá quan trọng vì nếu như không chăm sóc kĩ là mai sẽ bị hư hỏng nụ hoặc tỉ lệ nụ nở sẽ kém đi nhiều. Ở bước này các bạn lưu ý các điểm như sau:
- Nước tưới: Vẫn thực hiện việc tưới nước thường xuyên, cần lưu ý không để đất bị dư nước hoặc thiếu nước sẽ làm úng rễ hoặc khô gốc dễ kích nụ hoa mai nở sớm.
- Ánh sáng: Đối với cây mai đang có nụ kim hay nụ trưởng thành thì phải có tỉ lệ chiếu nắng nhiều. Còn những cây mai đang nụ thành thụ nhiều thì phải giảm lượng nắng xuống bằng cách chuyển chậu hoặc che nắng cho cây.
- Bón phân cho cây mai tháng 10: Giai đoạn này không cần dùng phân bón DAP, Đạm hoặc phân NPK bón gốc mà chỉ nên phun phân bón lá tùy vào các trường hợp như chúng tôi nên trên.
- Chồi và lá non: Nếu tháng 10 này cây đang có nụ mà các chồi non đang ra thì có thể cắt tỉa hoặc giữ nguyên.
- Phòng nấm bệnh, bọ trĩ, nhện đỏ: Ở giai đoạn này bọ trĩ, nhện đỏ và nấm bệnh vẫn có thể xuất hiện, nên mua các loại thuốc phòng trừ bọ trĩ như: Yamida 100EC, Movento 150OD, Radiant 60SC, Confidor 20SL.
Với bài viết trên chúng tôi mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc chăm sóc nụ mai cũng như dưỡng nụ cho mai được tốt nhất. Tuy nhiên, sẽ tùy vào từng giống mai vàng, khu vực trồng và từng trường hợp sẽ có cách chăm sóc khác đi đôi chút.